Bệnh sùi mào gà là một trong các bệnh xã hội có mức độ lây nhiễm khá nhanh. Căn bệnh này khá nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường cho cơ thể. Những thông tin xoay quanh căn bệnh nguy hiểm này sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây.
1. Một số thông tin về bệnh sùi mào gà
Căn bệnh xã hội này còn có tên gọi khác là bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục,... Người ta đã xác định được virus gây ra bệnh này có tên là Human papilloma (HPV). Virus này có khoảng 120 chủng loại với 40 chủng là tác nhân gây lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục. Cụ thể chính là loại HPV - 6 và HPV - 11.
Căn bệnh này xuất hiện ở cả nam và nữ thế nhưng theo thống kê thì nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới do nữ thường đón nhận tinh dịch từ nam khi quan hệ tình dục. Và môi trường âm đạo lại là tạo điều kiện tốt cho virus này phát triển. Hiện nay theo ghi nhận có đến hơn 50% nữ giới mắc sùi mào gà do quan hệ tình dục.
Khi vi rút xuất hiện trong cơ thể, chúng sẽ ẩn náu tại lớp biểu mô thuộc tầng dưới cùng của da nhưng không có dấu hiệu gì. Biểu hiện lâm sàng đầu tiên chỉ xuất hiện sau khoảng 3 tuần quan hệ tình dục không an toàn với đối tác mắc virus HPV.
Dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận thấy nhất là nổi các mụn cóc, hạt cơm hay những vùng u nhú trông giống với súp lơ hay mào gà. Có thể những biểu hiện này xuất hiện riêng lẻ hoặc có chủ yếu ở cơ quan sinh dục nam nữ. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện trên lưỡi, miệng và hậu môn.
2. Bệnh sùi mào gà xuất hiện do những yếu tố nào?
Như đã thông tin đến bạn đọc thì virus Human papilloma là tác nhân gây ra căn bệnh sùi mào gà. Có 3 con đường chủ yếu giúp virus lây lan nhanh gồm có:
2.1. Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không thực hiện biện pháp an toàn (không đeo bao cao su, quan hệ bừa bãi với nhiều đối tượng): đây là con đường lây bệnh phổ biến nhất và có khoảng 90% bệnh nhân được xác định lây nhiễm do quan hệ tình dục không đúng cách. Ngoài ra, căn bệnh này có thể lây lan trong trường hợp quan hệ tình dục bằng miệng , hậu môn hoặc nước bọt, dịch nhầy của đối tác.
2.2. Lây lan từ mẹ sang con
Nếu không may mẹ bầu mắc virus HPV trong giai đoạn mang thai sẽ tạo điều kiện cho virus này xâm nhập vào thai nhi. Chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể thai nhi thông qua cuống rốn, nước ối hoặc lúc chào đời bé tiếp xúc trực tiếp với bộ phận sinh dục của mẹ. Ngoài ra, khi bú mẹ trẻ cũng có thể mắc bệnh.
2.3. Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân
Dụng cụ cá nhân có nguy cơ tiềm ẩn virus gây bệnh như khăn mặt hay bàn chải hay đồ lót,… Tiếp đó, chúng còn có thể đi lan truyền qua chất dịch bệnh nhân nếu tiếp xúc trực tiếp vết thương bị hở. Ngoài ra khi dùng chung bồn cầu cũng có khả năng lây bệnh. Tóm lại, người có hệ miễn dịch kém sẽ có nguy cơ cao bị bệnh.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh
Giữa nam và nữ có dấu hiệu nhận biết không giống nhau và có thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 - 9 tháng. Thông thường, nam giới sẽ biểu lộ những biểu hiện của bệnh sùi mào gà sớm hơn nữ. Ngược lại, các dấu hiệu ở nữ lại không biểu thị rõ ràng thế nên chỉ có thể phát hiện khi bệnh đã vào giai đoạn nặng.
3.1. Dấu hiệu nhận biết ở nam giới
Khi nam giới ở giai đoạn đầu tiên của bệnh thì cơ quan sinh dục cũng như khu vực da xung quanh như bao quy đầu, nếp gấp bẹn,… nổi những nốt sùi mềm có màu hồng nhạt và hơi nhô cao, xuất hiện đơn độc. Những nốt sùi này không làm cho người bệnh khó chịu hoặc ngứa thế nên giai đoạn đầu tiên rất khó để nhận biết.
Giai đoạn tiếp theo, những nốt sùi phát triển, tập trung thành những mảng có đường kính chừng vài cm. Những mảng này có vẻ ngoài giống với mào gà hay súp lơ. Nếu đưa tay chạm vào những mảng này sẽ có cảm giác mềm và hơi ẩm ướt. Bởi vì bên trong chúng có chứa dịch và khi ấn mạnh sẽ làm chảy dịch ra ngoài. Một vài trường hợp khi nốt sùi phát triển sẽ to cỡ bằng cái nắm tay, có máu và dịch bốc mùi khó chịu.
3.2. Dấu hiệu nhận biết ở nữ giới
Nguyên nhân do cơ quan sinh dục ở nữ giới có kết cấu khá phức tạp thế nên bệnh sẽ phát triển một cách thầm lặng mà không có dấu hiệu rõ ràng. Sau khoảng 3 tuần quan hệ tình dục với đối tác mắc HPV, ở nữ giới sẽ xuất hiện những nốt sùi có màu hồng nhạt kèm dịch bên trong và dễ chảy máu.
Những nốt sùi này thường có ở môi lớn, môi bé, tử cung và âm đạo,.... mà không gây ra bất cứ khó chịu nào cho bệnh nhân. Nếu quan hệ tình dục hay có những cọ xát, va chạm khiến nốt sùi bị vỡ và làm chảy máu có khả năng gây nhiễm trùng.
4. Bệnh sùi mào gà nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sùi mào gà không chỉ dừng lại ở việc gây ra khó chịu cho bệnh nhân mà còn dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Sự nguy hiểm của căn bệnh này biểu hiện cụ thể như:
- Bệnh nhân thường tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh đặc biệt khi những nốt sùi mào gà xuất hiện trên miệng.
- Ảnh hưởng đời sống tình dục do bệnh nhân mặc cảm, lo sợ, e ngại quan hệ. Khi quan hệ sẽ khiến họ đau và khó chịu, khó đạt được hưng phấn và tác động đến cuộc sống của hai vợ chồng.
- Những nốt sùi khi diễn tiến nặng sẽ đem lại cảm giác đau rát, vướng víu lúc bệnh nhân đi lại. Như vậy, sùi mào gà gây ra những bất tiện, phiền phức trong cuộc sống hàng ngày.
- Những biến chứng mà sùi mào gà đem lại thường có: ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,… gây ra chứng vô sinh, hiếm muộn.
- Nếu mắc bệnh trong giai đoạn mang thai sẽ có khả năng cao bị sảy thai hoặc thai chết lưu hoặc sinh non. Ngoài ra thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh ngay sau khi sinh hoặc nhiễm bệnh khi bú sữa mẹ.
- Nếu bệnh nhân chủ quan, e ngại không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại: ung thư, di căn, vùng da có nốt sùi bị hoại tử hoặc thậm chí tử vong.
Mặc dù độ nguy hiểm của bệnh này không cao bằng giang mai hay HIV nhưng bệnh nhân kéo dài thời gian điều trị sẽ rất nguy hiểm. Thế nên khi phát hiện cơ thể mắc bệnh, các bạn không nên xấu hổ rồi tự ý điều trị khiến bệnh thêm trầm trọng hơn. Tốt nhất là hãy nên đến các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Tóm lại, bệnh sùi mào gà là căn bệnh nguy hiểm cần được phòng ngừa triệt để. Thường xuyên quan sát theo dõi tình trạng cơ thể để kịp thời phát hiện và điều trị sớm nhất tránh gây ra biến chứng nghiêm trọng.
Nguồn: NamKhoa.net